4 Tháng Ba, 2020
Mục lục
Mặc dù khó thở là triệu chứng phổ biến của thai kỳ, nhưng không phải lúc nào bác sĩ cũng có thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Khó thở khi mang thai do nhiều yếu tố khác nhau tác động, từ tử cung đang phát triển to dần đến những thay đổi hệ tim mạch của mẹ bầu.
Một số phụ nữ có thể nhận thấy triệu chứng này ngay từ khi mới mang thai, trong khi những mẹ bầu khác có thể thấy rõ ràng dấu hiệu trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.
Một bào thai sẽ không bao giờ là quá to để có thể gây ra thay đổi về hô hấp, khó thở ở một phụ nữ mang thai.
Theo nghiên cứu, cơ hoành – một dải mô cơ ngăn cách tim và phổi với bụng sẽ tăng lên khoảng 4 cm trong ba tháng đầu của thai kỳ. Chuyển động cơ hoành giúp phổi lấp đầy không khí. Trong khi một số phụ nữ không có dấu hiệu gì của việc khó thở, thì có một số mẹ bầu có cảm giác không thể hít thở sâu như bình thường.
Cũng như những thay đổi ở cơ hoành, bà bầu thường có xu hướng thở nhanh hơn do sự gia tăng hormone progesterone. Progesterone đóng một vai trò thiết yếu trong sự phát triển của thai nhi. Nó cũng là một chất kích thích hô hấp khiến cho mẹ bầu thở nhanh hơn. Đặc biệt, lượng progesterone trong cơ thể người phụ nữ sẽ tăng lên trong suốt thai kỳ, vì vậy mẹ nên xác định sẽ phải chịu đựng cảm giác hơi khó chịu này trong suốt thời kì mang thai.
Phụ nữ mang thai có thể cảm thấy khó thở rõ rệt hơn trong tam cá nguyệt thứ hai. Bởi trong thời gian này, hệ tim mạch của mẹ bầu phải làm việc vất vả hơn khi mang thai nên có thể gây khó thở. Lượng máu trong cơ thể mẹ bầu tăng lên đáng kể khi mang thai. Tim phải làm việc nhiều hơn, mạnh hơn để di chuyển máu khắp cơ thể và cho em bé. Vì vậy, tinh trạng này có thể khiến bà bầu cảm thấy khó thở.
Trong tam cá nguyệt thứ ba, việc thở của mẹ có thể trở nên dễ dàng hoặc khó khăn hơn tùy thuộc vào vị trí của đầu bé đang phát triển. Trước khi bé bắt đầu xoay và đẩy sâu hơn vào xương chậu, đầu bé sẽ tác động như việc ấn vào cơ hoành của mẹ, có thể khiến mẹ bầu bị khó thở.
Theo Trung tâm sức khỏe phụ nữ quốc gia, triệu chứng khó thở này thường xảy ra trong khoảng từ tuần 31 đến 34 ở thai phụ.
Một số nguyên nhân khác
Nếu mẹ mang thai đang bị khó thở nghiêm trọng, mẹ nên đi gặp bác sĩ để chuẩn đoán tình trạng và điều trị kịp thời. Ngoài các lý do về thai kì gây ra khó thở, một số bệnh lý của mẹ bầu cũng gây ra hiện tượng này:
Hen suyễn
Mang thai có thể làm cho các triệu chứng hen suyễn hiện tại của mẹ bầu tồi tệ hơn. Mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ về căn bệnh này để có hướng phòng ngừa thích hợp trong thai kì.
Bệnh cơ tim chu sản
Đây là một loại suy tim có thể xảy ra trong thai kỳ hoặc ngay sau khi sinh. Các triệu chứng bao gồm sưng mắt cá chân, huyết áp thấp, mệt mỏi và tim đập nhanh. Nhiều phụ nữ ban đầu có thể quy các triệu chứng này là bình thường khi mang thai, nhưng tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ và thường phải điều trị.
Thuyên tắc phổi
Thuyên tắc phổi xảy ra khi cục máu đông bị kẹt trong động mạch trong phổi. Thuyên tắc có thể ảnh hưởng đáng kể đến hơi thở và gây ho, đau ngực và khó thở ở mẹ bầu.
Nhiều mẹ bầu có thể cảm thấy bị khó thở khi mang thai và không quá ảnh hưởng đến cuộc sống của mẹ; thì có những mẹ bầu lại có triệu chứng khá lo ngại. Dưới đây là các dấu hiệu đi kèm với cảm giác khó thở khi mang thai mà mẹ bầu cần đến bệnh viện để thăm khám ngay lập tức
Khi mẹ bầu cảm thấy khó thở nhiều sẽ gây khó chịu và hạn chế hoạt động thể chất của bản thân. Dưới đây là một số lời khuyên giúp mẹ cải thiện hơn tình trạng khó thở khi mang thai:
Đai đỡ bụng bầu sẽ giúp nâng đỡ phần bụng bầu của mẹ, khiến áp lực nên cơ hoành của mẹ giảm đi, do đó giúp mẹ dễ thở hơn. Đai đỡ bụng bầu cũng giúp mẹ đi lại và làm việc dễ dàng hơn, giảm cảm giác nặng nề do bụng ngày càng to. Những chiếc đai đỡ bụng bầu này luôn được bán sẵn ở các cửa hàng, siêu thị mẹ và bé.
Gối chữ U, gối đỡ lưng, đỡ bụng cho mẹ bầu khi ngủ giúp mẹ dễ thở hơn. Gối sẽ có phần đỡ phía lưng và bụng của mẹ, giảm cảm giác đau mỏi lưng và ngủ ngon giấc hơn. Mẹ bầu nên nằm ngủ nghiêng sang trái giúp tử cung không đè nặng lên động mạch chủ; giúp máu lưu thông tốt hơn cho mẹ và thai nhi.
Trên youtube hay các trang tin tức cho mẹ bầu, người ta hướng dẫn rất nhiều về kĩ thuật thở cho mẹ bầu. Thực hành những kỹ thuật này khi mẹ đang bầu rất tốt để hạn chế tình trạng khó thở khi mang thai; giúp ích cho mẹ khi chuyển dạ không bị mất sức.
Mẹ nên lắng nghe cơ thể mình để biết được sức khỏe mình đến đâu. Điều quan trọng là mẹ bầu cần được nghỉ ngơi nếu việc thở trở nên quá khó khăn. Trong giai đoạn sau của thai kỳ, mẹ có thể không thể thực hiện các hoạt động thể chất như trước, thay vào đó là thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn để giữ sức khỏe cho mẹ và em bé.
Mẹ có biết, khó thở khi mang thai khiến mẹ bầu bị mệt mỏi, không có lực, ảnh hưởng đến sức khỏe và em bé trong bụng? Chính vì vậy, các bác sĩ sản khoa khuyên mẹ nên được nghỉ ngơi và được massage bầu để lưu thông máu và oxi tốt hơn.
Massage bầu là phương pháp massage chủ yếu dành cho mẹ bầu từ tuần thai thứ 12 trở đi. Từ tuần thai này, mẹ bắt đầu cảm nhận thấy những sự thay đổi khó chịu khi mang thai như đau lưng, chuột rút, bại hông, mất ngủ, phù chân, khó thở… Chính vì vậy, massage bầu được coi như một liệu pháp tuyệt vời cho sức khỏe mẹ bầu, giúp mẹ được thoải mái và giảm tối đa các triệu chứng khó chịu khi mang thai.
MBCenter Spa tặng mỗi mẹ bầu 01 buổi MASSAGE BẦU giá SIÊU ƯU ĐÃI:
+ Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc bầu chỉ: 99.000 đồng + Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc bầu tại nhà chỉ: 199.000 đồng |
Để đặt lịch, mẹ vui lòng click ĐĂNG KÍ NGAY mẹ nhé!
ĐĂNG KÍ NGAY |
MBCenter Spa – Số 1 chăm sóc bầu và giảm béo sau sinh hiệu quả
Hotline: 02462.93.88.33 – 0977 628 825
Fanpage: MBCenter Spa – Số 1 chăm sóc bầu và giảm béo sau sinh
Địa chỉ : Số 20 ngõ 55 Phố Đỗ Quang, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Xem thêm:
>> Tất cả những điều mẹ bầu cần biết về ốm nghén khi mang thai lần đầu
>> Tụ dịch màng nuôi ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi như thế nào?
>> 10 kiêng kị khi mang thai cực sai lầm mà mẹ bầu nào cũng tin sái cổ