28 Tháng Hai, 2020
Bước qua 5 tháng đầu tiên, mẹ bầu cảm thấy cơ thể khỏe khoắn hơn rất nhiều so với thời kì bị ốm nghén. Sang tuần 21, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi vì em bé đang phát triển mạnh mẽ trong bụng, các cơ quan trong cơ thể bé đang phát triển từng ngày, hoàn thiện dần cho những tháng cuối thai kì.
Bài viết dưới đây chung ta hãy cùng tìm hiểu kĩ về sự phát triển của thai 21 tuần và những thay đổi cơ thể người mẹ khi bước vào tuần thai thứ 21. Cùng tham khảo nào!
Mục lục
Thai 21 tuần trông em bé của mẹ sẽ dài khoảng 28cm (đo từ đầu đến chân) và nặng gần 450g. So với tuần thai thứ 20, tuần này em bé đã có sự phát triển rõ rệt về hình dáng rồi đấy các mẹ ạ. Nhìn trong hình ảnh siêu âm, em bé tuần thứ 21 đã bắt đầu có hình dáng như em bé mới sinh, dù em bé có kích thước nhỏ hơn rất nhiều. Thai 21 tuần có những sự thay đổi như sau:
Đến tuần thai thứ 21, em bé đã bắt đầu hoàn thiện ngoại hình giống trẻ sơ sinh. Môi, mí mắt và lông mày của bé đã thể hiện rõ ràng hơn. Mẹ có ngạc nhiên không khi thai 21 tuần đã phát triển chồi răng dưới lợi của bé rồi đấy! Đôi mắt đã rõ ràng nhưng tròng mắt vẫn còn thiếu sắc tố. Phần sắc tố này sẽ tiếp tục hoàn thiện trong những tuần thai tới.
Thai 21 tuần sẽ được phủ kín quanh người bé nhờ phần lông tơ. Và những tuần thai trước khi sinh, phần lông tơ này sẽ rụng gần hết và được đào thải ra ngoài khi bé mới sinh (chính là phần phân su sau sinh của bé). Lúc này, cơ thể bé vẫn đang phát triển lớp mỡ, tuy chưa dày nhưng chính là bước đệm để bé ra đời sau này.
Thai 21 tuần sẽ phát triển tuyến tụy, tạo hệ nội tiết quan trọng giúp hoàn thiện cơ thể của bé.
Mẹ sẽ cảm nhận thật rõ những cú đạp của em bé khi thai được 21 tuần. Đặc biệt khi mẹ ăn ngọt hoặc uống đồ uống lạnh, mẹ sẽ cảm nhận rõ hơn những cú đạp mạnh mẽ của bé. Nhiều mẹ có rau bám mặt sau sẽ cảm nhận từ sớm những hoạt động này của bé hơn là mẹ có rau bám mặt trước.
Mang thai 21 tuần, mẹ bầu dễ bị giãn tĩnh mạch. Khi mẹ càng bầu to, áp lực lên các tĩnh mạch ở chân ngày càng tăng. Càng gần ngày sinh, cơ thể mẹ tạo nhiều hocmone progesterone cao hơn, có thể làm cho tĩnh mạch giãn nhiều hơn khiến mẹ dễ bị đau mỏi chân.
Các mẹ bầu vào tuần thai thứ 21 dễ dàng quan sát được phần trên mắt cá chân, hoặc chân tĩnh mạch bị giãn kiểu mạng nhện. Hình dáng giống như mạng nhện với các nhánh nhỏ tỏa ra từ trung tâm. Đây là hiện tượng rất bình thường khi chân của mẹ chịu áp lực lớn từ cơ thể khiến bị suy giảm tĩnh mạch và nổi hằn lên sau làn da chân của mẹ.
Mang thai tuần 21 tức là mẹ đã bước sang giai đoạn cuối của thai kì. Giấc ngủ trở nên khó khăn hơn với mẹ bầu rồi đấy. Mẹ bầu muốn ngủ ngon, đỡ đau nhức có thể thử đặt một chiếc gối giữa hai chân, dưới bụng và sau lưng của mẹ nhé! Những chiếc gối êm ái sẽ giúp mẹ ngủ ngon hơn nhiều.
Mang thai những tuần thai 21 trở đi, ngón tay ngón chân của mẹ có xu hướng chật hơn. Dễ quan sát nhờ mẹ cảm thấy ngón đeo nhẫn bị chật. Nếu mẹ cảm thấy khó chịu, mẹ nên tháo nhẫn và cất đi trước khi tay mẹ trở nên quá to. Hoặc mẹ có thể đeo nhẫn bằng cách xỏ vào dây chuyền đeo ở cổ, mẹ nhé!
Sang tuần thai thứ 21, mẹ sẽ thấy bụng bầu nhô cao sau lớp váy áo. Nhiều người sẽ biết mẹ đang mang bầu rõ ràng. Mẹ cũng đừng ngại nói với mọi người nếu mẹ không muốn bị đụng chạm nhé. Nếu có ai nói là bụng trông có vẻ hơi nhỏ hoặc lớn so với tuổi thai, mẹ hãy nhớ rằng sự phát triển của thai nhi không ai giống ai. Quan trọng là trong quá trình mang thai mẹ cần thăm khám thường xuyên để chắc chắn bé phát triển theo đúng lộ trình.
Mẹ có thể bắt đầu nhận thấy những vết rạn da trên bụng do da bụng giãn ra để điều chỉnh với kích thước bé đang lớn dần. Ít nhất có 50% phụ nữ mang thai gặp phải vấn đề rạn da. Các vệt rạn da này có màu từ hồng đến nâu sẫm tùy thuộc vào màu da của mẹ bầu. Rạn da chủ yếu ở bụng và cũng có thể xuất hiện ở mông, đùi, hông và ngực. Tuy không có bằng chứng nào cho thấy các loại sữa dưỡng có thể giúp tránh rạn da, nhưng dưỡng ẩm cho da có thể giúp mẹ giảm ngứa.
Tuần thai thứ 21 trở đi, mẹ nên đặt lịch khám và siêu âm thường xuyên để theo dõi sức khỏe của mẹ và bé. Tuần thai thứ 21 mẹ nên khám những vấn đề sau:
Từ bây giờ, việc thường xuyên đến khám bác sĩ sẽ trở thành thói quen tốt cho mẹ. Mẹ có thể yêu cầu bác sĩ kiểm tra các hạng mục như sau khi bé được 21 tuần tuổi, mặc dù có thể khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của mẹ và phong cách làm việc của bác sĩ:
Massage bầu Shiatsu được coi như một liệu pháp tuyệt vời cho sức khỏe mẹ bầu, giúp mẹ được thoải mái và giảm tối đa các triệu chứng khó chịu khi mang thai. Tại MBCenter Spa, các kĩ thuật viên có chuyên môn, kinh nghiệm và được đào tạo bài bản theo quy chuẩn Nhật Bản sẽ giúp các mẹ bầu xua tan đi mệt mỏi thai kì.
Các kĩ thuật viên sẽ xoa bóp nhẹ nhàng, đúng cách giúp mẹ bầu được thư thái, giảm stress. Giúp các mẹ bầu dễ dàng có được giấc ngủ ngon và sâu hơn, giảm bớt căng thẳng ở các khớp vùng xương chậu, lưng hay mắt cá chân, xoa dịu cổ và chứng đau lưng thường trực ở thai phụ…
Massage còn giúp mẹ bầu cải thiện các cơn đau nhức dây thần kinh hông, tránh nguy cơ chuột rút, căng cơ, cứng cơ, giải phóng cơn đau đầu, sung huyết xoang, giúp máu lưu thông tốt hơn. Chưa kể tác dụng kích thích, tăng cường sự phát triển tốt nhất cho bé yêu trong bụng mẹ bầu.
MBCenter Spa tặng mỗi mẹ bầu 01 buổi MASSAGE BẦU giá SIÊU ƯU ĐÃI:
+ Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc bầu chỉ: 99.000 đồng + Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc bầu tại nhà chỉ: 199.000 đồng |
Để đặt lịch, mẹ vui lòng click ĐĂNG KÍ NGAY mẹ nhé!
ĐĂNG KÍ NGAY |
MBCenter Spa – Số 1 chăm sóc bầu và giảm béo sau sinh hiệu quả
Hotline: 02462.93.88.33 – 0977 628 825
Fanpage: MBCenter Spa – Số 1 chăm sóc bầu và giảm béo sau sinh
Địa chỉ : Số 20 ngõ 55 Phố Đỗ Quang, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.